Vòng đời sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần biết

Là người tiêu dùng, chúng ta mua hàng triệu sản phẩm mỗi năm. Và cũng giống như con người, những sản phẩm này cũng có chu kỳ sống. Các sản phẩm cũ, lâu đời cuối cùng trở nên ít phổ biến hơn, trong khi ngược lại, nhu cầu về hàng hóa mới, hiện đại hơn thường tăng khá nhanh sau khi chúng được tung ra thị trường.
Là một doanh nghiệp hay các chủ shop kinh doanh, bạn phải hiểu các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm và hiểu các sản phẩm đang bán đều có tuổi thọ giới hạn, chúng ta sẽ phải đầu tư rất nhiều vào việc phát triển sản phẩm mới để đảm bảo rằng doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Vòng đời của sản phẩm có 4 giai đoạn

Được xác định rất rõ ràng, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với doanh nghiệp.

Giai đoạn giới thiệu:

– Giai đoạn này của chu kỳ có thể là giai đoạn tốn kém nhất đối với một công ty khi tung ra một sản phẩm mới. Quy mô thị trường của sản phẩm nhỏ, có nghĩa là doanh số bán hàng thấp. Mặt khác, chi phí cho những thứ như nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm người tiêu dùng và tiếp thị cần thiết để tung ra sản phẩm có thể rất cao, đặc biệt nếu đó là một lĩnh vực cạnh tranh.

Giai đoạn tăng trưởng:

– Giai đoạn tăng trưởng thường được đặc trưng bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số và lợi nhuận, và vì công ty có thể bắt đầu hưởng lợi từ quy mô kinh tế trong sản xuất, nên tỷ suất lợi nhuận cũng như tổng lợi nhuận sẽ tăng lên. Điều này làm cho các doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào hoạt động khuyến mại để khai thác tối đa tiềm năng của giai đoạn tăng trưởng này.

Giai đoạn trưởng thành:

– Trong giai đoạn trưởng thành, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp lúc này là duy trì thị phần mà họ đã tạo dựng được. Đây có lẽ là thời điểm cạnh tranh nhất đối với hầu hết các sản phẩm và chúng ta cần tính toán kỹ khi đầu tư cho bất kỳ một kế hoạch tiếp thị sản phẩm nào. Chúng ta cũng cũng cần xem xét sửa đổi hoặc cải tiến sản phẩm để có thể mang lại cho mình lợi thế cạnh tranh.

Giai đoạn suy giảm:

– Cuối cùng, thị trường cho một sản phẩm sẽ bắt đầu thu hẹp lại và đây được gọi là giai đoạn suy giảm. Sự co lại này có thể là do thị trường trở nên bão hòa (tức là tất cả những khách hàng sẽ mua sản phẩm đều đã mua sản phẩm đó), hoặc do người tiêu dùng đang chuyển sang một loại sản phẩm khác. Mặc dù sự sụt giảm này là không thể tránh khỏi, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể kiếm được một số lợi nhuận bằng cố gắng giảm chi phí sản xuất hoặc mang sản phẩm tiếp cận tới một phân khúc khách hàng mới bằng các thay đổi trong chiến lược quảng bá sản phẩm
Các doanh nghiệp cần xác định vòng đời sản phẩm để có kế hoạch phân bổ ngân sách phù hợp, xác định rõ ràng khi nào là thời điểm cần đầu tư vào nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm. Khi nào là lúc cần đẩy mạnh giảm giá, chương trình ưu đãi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *