PERFORMANCE MARKETING – CON SỐ KHÔNG BIẾT NÓI DỐI
Có thể bạn đã biết Performance Marketing hay Marketing theo hiệu suất. Là hoạt động Marketing với ưu điểm có khả năng đo lường được hiệu quả để có cơ sở tối ưu. Hay nói cách khác, bạn có thể xác định rõ chiến dịch của mình, đang gặp vấn đề ở khâu nào từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp và nhanh chóng. Nhưng để làm tốt điều đó, bạn phải liên tục theo dõi, đánh giá những chỉ số của chiến dịch và quan trọng bạn phải hiểu rõ nó. Con số không biết nó dối, nhưng con người có thể hiểu sai. Và bảo đảm rằng, các chỉ số đó là chính xác. Hay nói đúng hơn, là hãy đảm bảo chúng ta cài các công cụ đo lường chính xác.
Và để tối ưu hoạt động performance của mình, ở mỗi nền tảng công cụ sẽ có những kỹ thuật khác nhau.
Nhưng nhìn chung, chúng ta có thể quy trình hóa hoạt động Performance Marketing như sau:
Xác định chân dung khách hàng và các điểm chạm trong hành trình mua hàng
Như tất cả các hoạt động marketing khác, xác định chân dung khách hàng luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu. Không xác định được họ là ai, họ ở đâu, vấn đề của họ là gì… Cũng như các điểm chạm trong hành trình mua hàng của họ. Thì chúng ta sẽ không có cơ sở để lựa chọn cho mình loại hình marketing phù hợp, và dĩ nhiên dẫn tới không thể nào tối ưu.
Mỗi điểm chạm đều cần sự đo lường, từ đó khi chiến dịch hiệu quả hay không, ta đều có thể nắm được nguyên nhân nằm ở điểm chạm nào
Xác định mục tiêu của chiến dịch.
Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ cần sự ưu tiên cho các chỉ số khác nhau. Có những chiến dịch ta cần chú trọng vào chỉ số này, có chiến dịch ta cần trọng tâm chỉ số kia.
Chẳng hạn với chiến dịch về nhận diện thương hiệu, chỉ số cost per oder trở nên kém quan trọng. Điều ta cần là sự nhận diện, đó có thể là impression, hay view video… Xác định mục tiêu, lựa chọn chỉ số, chúng ta mới có thể tối ưu chiến dịch của mình
Thu thập – phân tích dữ liệu
Sau một thời gian, một lượng ngân sách nhất định chúng ta hãy theo dõi các chỉ số kết quả và đem nó lên bàn mổ. Mỗi chỉ số sẽ đại diện cho một điểm chạm trong hành trình khách hàng.
Chúng ta sẽ rút ra được các chỉ số đang gặp vấn đề ở đâu, tương ứng là ta chưa làm tốt ở điểm chạm nào và khắc phục.
Tối ưu điểm chạm
Khi ta nhận thấy chỉ số nào đó không tốt, hãy cải thiện nó. Và điều này chẳng hề dễ dàng, nếu có thể nhận ra sai lầm của mình, thì xin chúc mừng bạn, đó là điều tuyệt vời. Còn nếu không, hãy diễn giải ra những khả năng có thể và tìm phương án thích hợp.
Chẳng hạn nếu CTR thấp, thì có nghĩa là nội dung của chúng ta không hấp dẫn, không phù hợp với tệp đối tượng, hoặc chúng ta đã tiếp cận sai đối tượng
Exit rate cao, điều đó có nghĩa là nội dung của bạn không phù hợp. Nhưng nếu đó là một trang cung cấp thông tin, Exit rate cao, nhưng time on site lại cũng cao ngất, thì biết đâu là nội dung của bạn quá tốt, khách đọc xong thì không cần phải tìm hiểu thêm nữa…
Đánh giá kết quả
Sau khi đưa thử nghiệm của bạn vào chiến dịch, sau một thơi gian, một lượng ngân sách nhất định. Bạn hãy đánh giá lại kết quả như bước 3. Và tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình này cho tới khi đạt được kết quả bạn có thể chấp nhận.
Hãy hiểu bản chất của quá trình 5 bước tối ưu hoạt động performance marketing này, và bạn có thể chia nhỏ nó thành 6 hay 7 bước. Nhưng quan trọng, hãy hiểu những con số và liên tục theo dõi chúng. Khi này thì một dashboard liên tục cập nhật các chỉ số này là điều rất cần thiết, đặc biệt khi bạn cần quản lý số lượng chỉ số lớn.
———————
Hãy theo dõi quantri360 để update thêm nhiều kiến thức thực tế để áp dụng ngay vào công việc của bạn nhé