Chi Phí Chuyển Đổi Khách Hàng – Customer Acquisition Cost

Ở một đất nước có một triệu doanh nghiệp, nhà kinh doanh đã và đang phát triển, sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Việc kiếm được khách hàng mới là một phần khó khăn và tốn kém.
Đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp thông minh liên tục theo dõi và kiểm soát chi phí chuyển đổi khách hàng của họ –  số tiền cần thiết để mang lại khách hàng mới.
Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu cách tính toán chi phí thu hút khách hàng và tại sao chi phí này lại quan trọng. Bạn có thể làm gì để nỗ lực tiếp thị của mình có giá trị.

Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Customer Acquisition Cost (CAC)  – chi phí chuyển đổi khách hàng là chi phí để có được một khách hàng mới.

Được tính theo công thức CAC= Tổng chi phí bán hàng + chi phí tiếp thị / Số khách hàng mới

Điều đó có vẻ đơn giản, nhưng có rất nhiều thứ để bàn tới.
Ví dụ: Làm cách nào để bạn có được thông tin chi tiết và phân biệt giữa khách hàng mới và khách hàng hiện tại? Nếu không có cơ sở dữ liệu khách hàng, thật không dễ dàng để biết ai là khách hàng mới của bạn của bạn và phải không.
Bạn cũng cần phải xem xét tất cả các chi phí tiếp thị của mình, bao gồm một số chi phí mà bạn có thể không nghĩ đến lúc đầu, chẳng hạn như số tiền bạn giảm giá cho một chương trình khuyến mãi.
Chẳng hạn bạn chạy một chiến dịch đặt hàng trực tuyến trên Facebook, giảm giá 10% cho đơn hàng trực tuyến đầu tiên của khách. Bạn phân bổ 1.000.000 VNĐ cho quảng cáo Facebook. Và bạn có thể quên mất chi phí 10% kia mà chỉ nhớ tới khoản chi phí 1.000.000đ
Một ví dụ chi tiết:  Tính CAC cho Nhà hàng mới
Đối với các nhà hàng mới, CAC sẽ bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị khai trương của bạn.
Giả sử một chủ tiệm bánh pizza mới muốn tạo sự chú ý trong cộng đồng của mình, vì vậy anh ta đã thực hiện một số việc:
In tờ rơi hết  400K và thuê người phát tờ rơi hết 200K
Ở mặt sau của tờ rơi, anh ấy đặt một phiếu giảm giá 25% cho một đơn hàng chỉ trong tuần đầu tiên mở cửa.
Trên trang Facebook đầu tư 2.000.000đ vào các quảng cáo sẽ chạy trong tuần đầu tiên mở cửa, cùng chương trình giảm giá 25% cho một đơn hàng chỉ trong tuần đầu tiên mở cửa.
Sau tuần đầu tiên, người chủ kiểm tra doanh số của mình và thấy rằng anh ta đã có 60 đơn đặt hàng. Vì đây là tuần đầu tiên nên anh ấy cho rằng tất cả đều là khách hàng mới. Anh ta cũng kiểm tra báo cáo bán hàng của mình và phát hiện ra rằng anh ta đã hy sinh 4000K doanh thu từ các phiếu giảm giá 25%.
Thật khó cho chủ sở hữu này để phân biệt giữa ai đến từ tơ rơi và ai đã xem quảng cáo Facebook. Do đó, anh ta cần phải tổng hợp chi phí tiếp thị của mình và so sánh chúng với cơ sở khách hàng mới có được.
Chúng ta có các biến số:
Quảng cáo Facebook: 2.000.000đ
Giảm giá từ chương trình giảm giá: 4.000.000
In tờ rơi và phí nhân công phát tờ rơi: 600K
Tổng số khách hàng mới: 60
Và chúng ta có
Tổng chi phí Tiếp thị = 2.000.000 + 4.000.000 + 600.000 = 6.600.000
Và số khách hàng mới là 60
CAC = Tổng chi phí Tiếp thị / Tổng số Khách hàng Mới
CAC = 110K cho mỗi khách hàng.

Tại sao Chi Phí Chuyển Đổi Khách Hàng lại quan trọng:

CAC rất quan trọng vì nó chứng minh hiệu quả của các chiến dịch cụ thể. Cho dù bạn đang mở một nhà hàng hoàn toàn mới hay đang thử một ý tưởng tiếp thị mới, bạn cần phải hiểu điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả để bạn có thể thay đổi chiến lược tiếp thị của mình cho phù hợp.
Ví dụ: nếu bạn chủ yếu chi tiêu ngân sách của mình cho quảng cáo thư trực tiếp nhưng sau đó quyết định dùng thử quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn sẽ cần một cơ sở để đánh giá hiệu quả và bạn có thể dùng CAC

Làm sao để cải thiện Chi Phí Chuyển Đổi Khách Hàng

1. Thử nghiệm và thử nghiệm một cách thông minh

Điều quan trọng khi thử nghiệm các kênh tiếp thị, các ý tưởng… là bạn phải biết chắc chắn, khách hàng đó tới từ kênh hay chiến dịch, ý tưởng nào.
Sau khi chạy một vài thử nghiệm, bạn sẽ biết những cách hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí để thu hút khách hàng mới là gì. Điều này sẽ giữ cho CAC của bạn ở mức hợp lý nhất về lâu dài.

2. Theo dõi tổng số khách hàng mới

Bạn phải có thống kê để biết đâu là khách hàng mới đâu là khách hàng hiện tại. Vì vậy việc bỏ nguồn lực để trang bị một cơ sở dữ liệu khách hàng là cần thiết. Và bạn đừng lo, khách hàng cũ thường chi tiền cho bạn nhiều hơn khách hàng mới rất nhiều. Vì vậy một Customer Database là cần thiết, không chỉ để theo dõi CAC mà còn cần cho bạn theo dõi khách hàng cũ

3. Tận dụng các phương pháp tiếp thị 0đ

Không phải lúc nào bạn cũng trả phí cho việc tiếp thị tốt. Có những thời điểm, lĩnh vực… bạn buộc phải phát huy những phương pháp 0đ. Không chỉ vì tính chi phí, mà còn là hiệu quả bất ngờ của nó.
Google Doanh nghiệp của tôi
 – Chi phí chính xác là 0đ để xác nhận trang doanh nghiệp của bạn trên Google và điền vào tất cả thông tin về giờ làm việc, địa điểm, số điện thoại và thực đơn của bạn. Trong một thế giới mà rất nhiều tiêu dùng đã tìm kiếm các địa điểm nhà hàng, doanh nghiệp, showroom,… trên thiết bị di động, quyết định này không còn là một lựa chọn nữa, nó đã dần là một thói quen cố hữu.
Truyền miệng
 – Khuyến khích khách của bạn trở thành người ủng hộ cho doanh nghiệp của bạn, giúp bạn giới thiệu doanh nghiệp của mình. Chiến lược này đòi hỏi bạn phải mang đến trải nghiệm khó tin cho tất cả khách hàng quen, vì truyền miệng tiêu cực có thể mạnh hơn truyền miệng tích cực gấp 3 lần.
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội
 – Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube… Tất cả các nền tảng này đều có những công cụ 0đ để bạn có thể tận dụng, dĩ nhiên bạn có thể mất nguồn lực, chi phí gián tiếp nào đó và hiệu quả thì tới chậm hơn là trả tiền cho quảng cáo. Tuy nhiên sức mạnh về hiệu quả lan truyền lẫn giữ chân khách hàng của nó là điều không thể bàn cãi. Hãy cố gắng tận dụng nhiều công cụ nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *